Bạn đang xem bài viết 9 lỗi thường gặp và cách sửa máy xay cà phê tại nhà đơn giản nhất tại Startupcoffee bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình sử dụng máy xay cà phê, bạn có thể gặp phải những tình trạng lỗi không đáng có của sản phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Nếu bạn đang loay hoay tìm cách sửa máy xay cà phê thì hãy cùng Startupcoffee tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Máy xay cà phê bị dừng hoạt động đột ngột
Nguyên nhân:
- Máy xay cà phê hoạt động quá công suất.
- Lưỡi dao xay phải tạp chất (kim loại, sỏi, đá,…).
Cách khắc phục:
- Tắt và cho máy nghỉ khoảng từ 30 – 40 phút, sau đó khởi động lại máy.
- Tháo phễu chứa hạt cà phê, kiểm tra và lấy tạp chất ra khỏi máy. Nếu không thể lấy được, bạn hãy đem máy đến nơi sửa chữa để khắc phục tình trạng này.
Để máy xay cà phê nghỉ 30 – 40 phút sau đó khởi động lại
Máy phát ra tiếng ồn lớn
Nguyên nhân: Do khoảng cách quá gần làm cho 2 lưỡi dao trong máy va chạm vào nhau, dẫn đến tiếng ồn lớn trong quá trình xay cà phê.
Cách khắc phục: Bạn nên tháo máy xay để kiểm tra và điều chỉnh lại khoảng cách hai lưỡi dao sao cho có độ rộng vừa đủ để máy không phát ra tiếng ồn.
Cần chú ý khoảng cách của hai lưỡi dao xay để tránh tình trạng va chạm
Không điều chỉnh được lưỡi dao xay đến độ mịn tiêu chuẩn
Nguyên nhân: Có thể bạn sử dụng lưỡi dao xay quá lâu nên dẫn đến tình trạng lưỡi dao bị mòn, không thể siết chặt lưỡi dao để đạt đến độ mịn như mong muốn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê được xay ra.
Cách khắc phục: Tháo máy xay để xem tình trạng lưỡi dao và thay mới nếu lưỡi dao hiện tại bị mòn, để tránh gặp lại tình trạng này, bạn nên kiểm tra và thay lưỡi dao cho máy theo định kỳ.
Thay mới lưỡi dao để tránh tình trạng lưỡi dao bị mòn, ảnh hưởng đến chất lượng bột cà phê
Cà phê bị kẹt không xuống được lưỡi dao
Nguyên nhân: Do hạt cà phê bị kẹt ở phễu đựng, làm cho các hạt còn lại không thể đi xuống được lưỡi dao để xay ra thành phẩm.
Cách khắc phục: Bạn nên mở phễu đựng hạt cà phê để kiểm tra và dùng dụng cụ như cọ, que chọc để điều chỉnh cho hạt rơi xuống.
Thường xuyên kiểm tra phễu đựng cà phê để tránh tình trạng hạt cà phê bị kẹt
Không ra bột khi đã bật công tắc khởi động
Nguyên nhân: Tình trạng này xảy ra có thể là do bạn chưa mở thanh khóa của phễu máy xay cà phê nên mặc dù đã khởi động nhưng thành phẩm bột cà phê không có.
Cách khắc phục: Bạn nên mở thanh khóa của phễu máy xay và bật khởi động lại để máy tiếp tục xay cà phê.
Mở thanh khóa của phễu đề khắc phục tình trạng không ra bột khi sử dụng máy xay cà phê
Hộc chứa có bột nhưng gạt không ra
Nguyên nhân: Do máy xay không được vệ sinh định kỳ, dẫn đến tình trạng bột cà phê để lâu bị vón cục và làm nghẹt đường ra của bột cà phê mới.
Cách khắc phục: Bạn nên dùng dụng cụ vệ sinh như cọ dài hoặc khăn, để lau sạch phần cà phê thừa và chú ý vệ sinh máy xay cà phê định kỳ.
Bột cà phê để lâu ngày nên bị vón ở hộc đựng cà phê, dẫn đến tình trạng bị nghẹt
Cà phê bị xay không đều
Nguyên nhân: Tình trạng này có thể do lưỡi dao xay bị mòn hoặc bị mẻ do người dùng sử dụng trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến cà phê được xay ra không đều.
Cách khắc phục: Bạn nên tháo máy xay để thay lưỡi dao mới, để không gặp lại lỗi này, bạn cần phải kiểm tra tình trạng lưỡi dao của máy thường xuyên và thay lưỡi dao định kỳ.
Thường xuyên kiểm tra và thay mới lưỡi dao giúp xay cà phê đều hơn
Máy xay cà phê không hoạt động
Nguyên nhân: Do bộ phận motor của máy xay cà phê bị khô hoặc bị hỏng do sử dụng máy quá nhiều, làm cho máy không hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình xay cà phê.
Cách khắc phục:
- Nếu do motor bị khô: Bạn nên tháo máy xay, sau đó làm sạch trục và bôi trơn đều từng điểm của motor bằng một hoặc hai giọt dầu máy loại nhẹ.
- Nếu kiểm tra thấy motor bị cháy, hư hỏng nặng thì bạn nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để tiến hành thực hiện việc thay motor mới cho máy xay cà phê.
Tháo máy xay cà phê để kiểm tra tình trạng motor của máy
Máy bị chạy chậm
Nguyên nhân: Có thể do lưỡi dao xay bị mòn hoặc cà phê bị kẹt trong máy, dẫn đến tình trạng máy xay cà phê hoạt động chậm, giảm năng suất.
Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra độ mòn của lưỡi dao xay, nếu lưỡi dao bị mòn nặng thì bạn cần phải thay mới. Sau đó, bạn tiếp tục kiểm tra phễu đựng hạt xem hạt cà phê có bị kẹt trong máy hay không, nếu có thì bạn dùng dụng cụ để lấy hạt ra ngoài.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh máy để máy hoạt động tốt hơn
- 7 kinh nghiệm chọn mua máy xay cà phê mà bạn cần biết
- Tại sao cần xay cà phê hạt đúng cách? Cách xay cà phê ngon không cần máy
- 10 lỗi thường gặp của máy pha cà phê và cách khắc phục
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể biết cách khắc phục lỗi máy xay cà phê. Nếu bạn có thắc mắc thì hãy để lại bình luận dưới đây để được nhân viên hỗ trợ một cách tốt nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 lỗi thường gặp và cách sửa máy xay cà phê tại nhà đơn giản nhất tại Startupcoffee bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.